Thứ Tư, 31 tháng 12, 2014

Bí quyết ăn Tết ngon mà không... ngán

Tết là lễ hội ẩm thực tại gia. Mọi người gặp gỡ và sum vầy bên mâm cơm. Món nào cũng có, thức Một số bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn thưởng ngoạn tết rất ngon và hài hòa

Thứ nhất, chỉ nên vừa đủ. Khi nào là đủ? Khi bạn cảm thấy bụng đủ chặt là ổn. Khi bạn cảm thấy còn ăn được nhưng vẫn nên dừng lại, vẫn hơi thòm thèm là đủ. Một bữa ăn Tết, bạn chỉ nên ăn chừng 1/6 cáibánh chưng hoặc 1/6 đĩa xôi, nếu bạn thích ăn một bát cơm thì không nên ăn tiếp một bát miến. Mỗi thứ chỉ một nửa là đủ cho chất bột. Nếu trên mâm cỗ tết có chừng 4 - 5 món, bạn chỉ nên ăn mỗi món 1 - 2 lần. Nếu trên mâm cỗ tết có chừng 2 - 3 món, bạn sẽ ăn mỗi món chừng 2 - 3 lần, tương đương với 2- 3 thìa. Nhưng nhớ là phải có cả rau củ quả thì bữa ăn sẽ bớt ngán và thanh hơn.


Thứ hai, ăn đúng thứ tự. Khi mới bắt đầu vào bữa ăn, nên nhấm một chút rượu vang, ăn một số món nhẹ. Thích ăn nóng thì ăn súp, thích ăn nguội thì ăn giò thái mỏng hoặc salad. Sau đó mới là món chính. Món chính cần ăn nóng, đậm đà, đủ vị như cơm, gà chiên, thịt đông, các món xào, bánh chưng. Sau món chính làm món tráng miệng. Khi kết thúc, đừng nên ăn quá chua hoặc quá cay hoặc quá béo, vì dư vị bữa ăn sẽ tồn lưu rất lâu và rất khó chịu. Bạn chỉ nên ăn nhẹ dành cho các món trung hòa hoặc hơi thiên về ngọt.

Thứ ba, kết hợp đúng thực phẩm. Do lượng thực phẩm và món ăn trong Tết rất nhiều nên sẽ có những món ăn không hợp nhau. Nếu kết hợp bất cẩn, bạn có thể bị tiêu chảy. Hãy kết hợp theo công thức: béo đi với chua (bánh chưng đi với dưa hành, thịt mỡ đi với dưa bẹ), đạm đi với cay (thịt gà chấm với muối tiêu), lạnh đi với ấm nóng (canh thịt đi với chút gừng) bạn sẽ thấy hết ngán. Cũng cần lưu ý những thứ hàn, lạnh, nguội, làm tăng nhu động ruột và tăng tiết dịch tiêu hóa không nên đi liền với nhau.

Thứ tư, ăn nổi bật vị giác. Tức là khi ăn uống, hãy chú ý đến vị của món ăn. Bạn hãy ăn từ các món ăn nhẹ, đến các món ăn mạnh, từ các món ăn thanh đến các món ăn đậm. Đừng làm theo chiều ngược lại, vị giác của bạn bị xóa nhòa. Chẳng hạn: ăn salad rồi mới ăn đến món xào, ăn bánh chưng rồi mới đến ăn cơm nóng, ăn giò chả thái rồi mới ăn đến thịt luộc, hấp hay chiên. Như thế, sẽ bảo toàn được đầy đủ vị cho món ăn.

Thứ năm, ăn hài hòa. Ăn đủ nhóm thực phẩm, đừng chỉ ăn mỗi thịt cá, cần ăn cả rau củ trong bữa ăn. Đây là những thực phẩm là trung hòa. Bạn không nên chế biến rau củ quả dưới dạng xào. Vì nó đã làm mất đi tính thanh đạm của rau củ. Để chống ngán, bạn có thể chế ra dưới nhiều dạng khác như luộc (su su luộc, bắp cải luộc, ngọn bí luộc, su hào luộc), muối (dưa bẹ muối, dưa hành muối), nộm (bắp cải nộm, dưa chuột góp), tái (hành tái, cải cúc tái, cải thảo tái), sống (cà chua sống, dưa chuột sống, rau thơm sống).
Theo suckhoedoisong.vn






Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

Nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày, nghỉ Tết Dương lịch 4 ngày


Chính phủ đồng ý với đề xuất của Bộ LĐTB&XH về việc nghỉ Tết Âm lịch và hoán đổi ngày nghỉ hằng tuần vào dịp nghỉ lễ 2015.

Theo đó, dịp nghỉ Tết Âm lịch 2015 cán bộ, công chức, viên chức sẽ đi làm vào thứ 7 (14/2/2015) để nghỉ liền từ thứ Hai (16/2) đến ngày 23/2 (tức là từ 27/12 Giáp Ngọ - 5/1 Ất Mùi). Kỳ nghỉ này kéo dài 9 ngày liên tục.


Chốt phương án nghỉ Tết 2015 - 1
Cán bộ, công nhân viên chức có thể sẽ được nghỉ Tết Âm lịch 2015 liên tục 9 ngày.



Phương án này sẽ không tồn tại ngày đi làm ngắt quãng, số ngày nghỉ trước và sau Tết không quá chênh lệch, nhận được sự đồng thuận cao do phù hợp với phong tục, tập quán của Việt Nam và nguyện vọng của người lao động.

Chính phủ cũng đã phê duyệt phương án nghỉ Tết Dương lịch với việc công chức, viên chức đi làm bù vào ngày thứ Bảy (27/12) để nghỉ thứ Sáu (02/01/2015), tổng số ngày nghỉ Tết Dương lịch là 4 ngày, từ 01/01/2015- 04/01/2015.

Ngoài ra dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, Ngày Chiến thắng 30/4, Ngày Quốc tế Lao động 1/5 sẽ kéo dài 6 ngày liên tục.

Theo đó, công chức, viên chức sẽ đi làm thứ Bảy (25/4/2015) để nghỉ thứ Tư (29/4/2015), thời gian được nghỉ bắt đầu từ ngày 28/4/2015 (Ngày Giỗ tổ Hùng Vương) đến hết ngày 03/5/2015.

Các cơ quan, tổ chức hành chính sự nghiệp không thực hiện lịch nghỉ cố định 2 ngày (thứ Bảy, Chủ nhật) hằng tuần thì căn cứ vào chương trình, kế hoạch cụ thể của đơn vị để bố trí lịch nghỉ phù hợp.

Doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động khác tùy vào tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị để bố trí nghỉ dịp lễ, Tết phù hợp quy định của pháp luật lao động.