Nhược điểm của trình duyệt Mozilla Firefox là thời gian khởi động và tải trang khá chậm so với Google Chrome. Vấn đề này có thể được khắc phục bằng những thao tác cấu hình đơn giản sau đây.
Một trong những bước đầu tiên và quan trọng nhất chính là xoá lịch sử duyệt web. Qua thời gian dài sử dụng, lịch sử duyệt web chiếm dụng ngày càng nhiều tài nguyên của máy tính. Khi xoá nó đi, bạn còn có thể bảo mật được thông tin duyệt web riêng tư của mình.
Một thao tác khác là gỡ bỏ các phần mở rộng không sử dụng đến. Khi mở đến danh sách phần mở rộng này, có thể bạn sẽ bất ngờ tự hỏi không biết rằng mình đã cài đặt chúng khi nào.
Trên đây là hai thao tác rất cơ bản, tiếp theo ta sẽ cấu hình nâng cao cho Firefox. Để tránh những vấn đề phát sinh không mong muốn, bạn nên sao lưu lại tập tin cấu hình prefs.js nhằm sử dụng về sau nếu cần. Đầu tiên, bạn nhấn Windows + R để mở cửa sổ Run, dán lệnh %AppData% rồi Enter. Tiếp theo, bạn đi đến thư mụcMozilla\Firefox\Profiles\(…)\, đây chính là nơi chứa tập tin cấu hình prefs.js. Bạn chép tập tin đến một vị trí khác trên máy phòng khi có trục trặc, bạn chỉ cần chép đè tập tin vào thư mục gốc ban đầu.
Bây giờ, hãy bắt đầu cấu hình Firefox như một chuyên gia: gõ about:config trên thanh địa chỉ và xác nhận bạn muốn chỉnh sửa Firefox bằng cách nhấn nút “I’ll be careful, I promise!”.
Tiếp theo, bạn tìm đến các mục sau để thay đổi giá trị:
Sau các thay đổi này, bạn khởi động lại máy tính. Có thể bạn sẽ không cảm nhận ngay được sự khác biệt, nhưng sau một thời gian, tốc độ của trình duyệt sẽ được nâng cao rõ rệt.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng SpeedyFox để tối ưu cơ sở dữ liệu và giải quyết các vấn đề của Firefox. Cuối cùng, nếu bạn là người dùng Windows 64-bit, hãy thử cài đặt WaterFox - dự án Firefox 64-bit của Mozilla.
Một trong những bước đầu tiên và quan trọng nhất chính là xoá lịch sử duyệt web. Qua thời gian dài sử dụng, lịch sử duyệt web chiếm dụng ngày càng nhiều tài nguyên của máy tính. Khi xoá nó đi, bạn còn có thể bảo mật được thông tin duyệt web riêng tư của mình.
Một thao tác khác là gỡ bỏ các phần mở rộng không sử dụng đến. Khi mở đến danh sách phần mở rộng này, có thể bạn sẽ bất ngờ tự hỏi không biết rằng mình đã cài đặt chúng khi nào.
Trên đây là hai thao tác rất cơ bản, tiếp theo ta sẽ cấu hình nâng cao cho Firefox. Để tránh những vấn đề phát sinh không mong muốn, bạn nên sao lưu lại tập tin cấu hình prefs.js nhằm sử dụng về sau nếu cần. Đầu tiên, bạn nhấn Windows + R để mở cửa sổ Run, dán lệnh %AppData% rồi Enter. Tiếp theo, bạn đi đến thư mụcMozilla\Firefox\Profiles\(…)\, đây chính là nơi chứa tập tin cấu hình prefs.js. Bạn chép tập tin đến một vị trí khác trên máy phòng khi có trục trặc, bạn chỉ cần chép đè tập tin vào thư mục gốc ban đầu.
Bây giờ, hãy bắt đầu cấu hình Firefox như một chuyên gia: gõ about:config trên thanh địa chỉ và xác nhận bạn muốn chỉnh sửa Firefox bằng cách nhấn nút “I’ll be careful, I promise!”.
Tiếp theo, bạn tìm đến các mục sau để thay đổi giá trị:
- network.http.max-persistent-connections-per-server: đặt giá trị bằng 8. Tăng số kết nối liên tục để tăng tốc độ tải ảnh.
- network.http.pipelining: chuyển thành true. Tăng số yêu cầu gửi đến máy chủ để tăng tốc độ tải trang.
- network.http.pipelining.maxrequests: đặt giá trị bằng 8.
- network.dns.disableIPv6: chuyển thành true. Không cho Firefox kết nối đến các máy chủ chưa được cấu hình.
Sau các thay đổi này, bạn khởi động lại máy tính. Có thể bạn sẽ không cảm nhận ngay được sự khác biệt, nhưng sau một thời gian, tốc độ của trình duyệt sẽ được nâng cao rõ rệt.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng SpeedyFox để tối ưu cơ sở dữ liệu và giải quyết các vấn đề của Firefox. Cuối cùng, nếu bạn là người dùng Windows 64-bit, hãy thử cài đặt WaterFox - dự án Firefox 64-bit của Mozilla.
Theo xahoithongtin.com.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét